Tin tức - 2355 - 16102019 - Xì gà

Tin tức - 2355 - 16102019 - Xì gà

Tin tức - 2355 - 16102019 - Xì gà

Tin tức - 2355 - 16102019 - Xì gà

Tăng sức bật cho xuất khẩu TP HCM

TP HCM đã chuyển dịch nhanh chóng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang tập trung vào nhiều sản phẩm ở lĩnh vực công nghệ, chế biến chế tạo. Tuy nhiên, cần chuyển đổi sang đầu tư vào xuất khẩu dịch vụ. - Xì gà

Ngày 17-10, UBND TP HCM tổ chức "Hội nghị chuyên đề về tình hình đầu tư và xuất khẩu TP HCM giai đoạn 2000-2019" nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của TP trong thời gian tới.

Mất dần vị trí đầu tàu

Theo thống kê của Sở Công Thương TP HCM, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của TP HCM so với cả nước giảm dần, từ 50% cả nước năm 2000 đã giảm xuống mức 16% trong năm 2018 với trên 38 tỉ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của TP HCM, thứ 2 là Mỹ, kế đến là Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia. Trong đó, xuất khẩu sang EU chiếm tỉ trọng rất thấp, chưa xứng với tiềm năng. Theo đánh giá của Trường ĐH Fulbright, phát triển xuất khẩu của TP HCM đang vận hành theo đúng quy luật thị trường, dựa trên nền tảng thâm dụng lao động và sản xuất các mặt hàng có mức độ tinh vi thấp. Các sản phẩm có mức độ tinh vi cao chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khả năng tham gia của DN nội địa thấp. Sản phẩm truyền thống đã đến ngưỡng tăng trưởng bão hòa và đang mất dần lợi thế do giá lao động và mặt bằng sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng trong khi các sản phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chí thì quy mô xuất khẩu còn rất nhỏ, chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong ngắn hạn. Các sản phẩm quan trọng thì tính khả thi thấp do nền tảng năng lực sản xuất và công nghệ chưa tương thích. Dịch vụ tài chính ngân hàng thì còn quá nhỏ so với tiềm năng.

Xì gà - ảnh chú thích - post 2 - 16102019


Về cơ cấu trong kim ngạch xuất khẩu, Hiệp hội DN TP HCM (HUBA) chỉ ra: Xuất khẩu của TP HCM gồm 4 nguồn chính là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do khối DN trong nước, kinh tế tập thể, hộ cá thể sản xuất tại chỗ trên địa bàn TP; sản phẩm, dịch vụ do khối DN có vốn FDI xuất khẩu qua cảng TP; sản phẩm, dịch vụ do các tỉnh, thành bạn xuất khẩu qua các cảng của TP và dầu thô. Trong 4 nguồn trên, TP có thể chủ động dùng các giải pháp chính sách để hỗ trợ phát triển cho nguồn thứ nhất. Các nguồn còn lại có tỉ trọng khá lớn chủ yếu xuất qua cảng của TP nhờ vị trí giao dịch, tính ưu việt về năng lực cạnh tranh của các cảng. "Khi các tỉnh phát triển cảng thì tính ưu việt ấy cũng mất dần và TP khó giữ được vai trò đầu tàu về xuất khẩu" - đại diện HUBA nêu.

Phải sớm chuyển đổi

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa tại TP ngày càng bị hạn chế bởi mặt bằng, nguồn nhân lực kỹ thuật, lao động nhập cư tăng góp phần ách tắc giao thông, nguồn nguyên liệu trong nước… cùng nhiều yếu tố không thuận lợi khác, các DN cho rằng chỉ còn giải pháp là TP chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu sang lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và xuất khẩu dịch vụ. Mặt khác, triển khai các giải pháp tiếp tục thu hút DN FDI; khuyến khích DN các tỉnh, thành bạn giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu qua các cảng của TP.

GS-TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, đánh giá điểm mạnh của TP HCM so với nhiều địa phương khác là đã chuyển dịch nhanh chóng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang tập trung vào nhiều sản phẩm ở lĩnh vực công nghệ, chế biến chế tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế số phát triển và sản phẩm truyền thống đã đến ngưỡng bão hòa, không còn nhiều tiềm năng để khai thác thêm, TP HCM cần có giải pháp chuyển đổi sang đầu tư vào xuất khẩu dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính, du lịch, y tế, giáo dục. "Xuất khẩu không còn đơn thuần là đưa sản phẩm sang nước khác mà còn cần tận dụng lợi thế của công nghiệp 4.0, dịch vụ internet để tăng tỉ lệ xuất khẩu trực tuyến, xuất khẩu dịch vụ toàn cầu mang tính hợp thời, sản phẩm công nghệ cao... Để làm được, giải pháp cải thiện trình độ nhân lực, lao động là hết sức cần thiết" - ông Thịnh gợi ý. Cũng theo GS-TS Đinh Trọng Thịnh, TP HCM cần có đầu tư đúng mức, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất cho các hoạt động sản xuất công nghệ cao, dịch vụ, logistics phát triển. Đặc biệt, cần có những quỹ đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh dịch vụ mà TP mong muốn phát triển. Bởi vì, dịch vụ là ngành nghề thu hút nhiều DN tư nhân, DN khởi nghiệp đầu tư vào do tính chất mới mẻ, hấp dẫn và tiềm năng dồi dào của nó. Đồng thời, các ưu đãi chung cho DN vừa và nhỏ, DN đổi mới sáng tạo cũng cần được tiếp tục duy trì và cải thiện thêm để bảo đảm cho DN có điều kiện hình thành, phát triển theo yêu cầu của thị trường.

"TP cũng cần công bố danh mục ngành nghề phục vụ xuất khẩu cần ưu tiên phát triển. Danh mục phải bảo đảm tính tập trung, tránh tràn lan, ôm đồm để không làm nảy sinh tình trạng sản phẩm manh mún, thiếu lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh chính sách ưu đãi chung, có thể xem xét chính sách hỗ trợ đi kèm với từng ngành nghề để khuyến khích DN. Đặc biệt, ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN" - ông Thịnh góp ý thêm. Theo các DN, TP đã tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 2 ngành truyền thống và công nghiệp hỗ trợ. Tuy chưa có tổng kết đánh giá nhưng có thể thấy có ít chính sách hỗ trợ mạnh, thiết thực đi kèm. Vì vậy, các DN cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn. Khi TP công bố danh mục những ngành ưu tiên phát triển thì các cơ quan chức năng hỗ trợ thủ tục, giải quyết những kiến nghị kịp thời và tránh các hành vi làm khó. Cần thiết lập một địa chỉ tin cậy cho DN phản ảnh về những khó khăn vướng mắc, phản ảnh hành vi nhũng nhiễu...

Thế giới xì gà luôn cung cấp các sản phẩm xì gà chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam. Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ Thế giới xì gà trong nhiều năm qua.

Theo Báo Mới

Chia sẻ:
Tin liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: 0789 87 3333
Chat zalo