Tin tức - 2358 - 31102019 - Xì gà

Tin tức - 2358 - 31102019 - Xì gà

Tin tức - 2358 - 31102019 - Xì gà

Tin tức - 2358 - 31102019 - Xì gà

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thu ngân sách đã ngày càng bền vững hơn

Chiều nay 31/10, giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm trong 2 ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thu NSNN đã ngày càng bền vững hơn. - Xì gà

Thu ngân sách 4 năm đều vượt dự toán

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thu NSNN 4 năm qua đều vượt dự toán, trong đó năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp vượt thu của ngân sách Trung ương (NSTW). Các chỉ tiêu tổng thu, tỷ lệ huy động vào NSNN và cơ cấu thu nội địa cơ bản đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm.

Xì gà - post 1 - 31102019


Theo đó, tổng thu 5 năm 2016 - 2020 ước đạt kế hoạch là 6,8 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN đạt 24,4%GDP, trong đó từ thuế, phí xấp xỉ 21%GDP. Tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt gần 84% trong tổng thu NSNN.

Đối với một số ý kiến cho rằng, thu NSNN chưa thực sự bền vững, thu NSNN vượt dự toán trong khi thu từ sản xuất kinh doanh không đạt dự toán, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Đúng là thu NSNN 4 năm qua luôn vượt dự toán và thu của 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán. Ở đây có nguyên nhân chủ quan của việc giao dự toán.

Những năm qua, do thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu giảm nhanh, dự toán năm 2020 thu từ dầu thô chiếm 2,3% tổng thu NSNN; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 13,8% và thu từ tiền sử dụng đất chiếm 6%, cho nên dự toán thu hàng năm tập trung vào 3 khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN. Dự toán năm 2020, 3 khu vực kinh tế này chiếm 45% tổng thu ngân sách và cũng tập trung vào các địa phương trọng điểm kinh tế.

Về vấn đề này, năm 2018, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội và từng bước điều chỉnh sát hơn với thực tiễn, thể hiện, số địa phương không đạt dự toán thu nội địa không kể tiền đất và xổ số kiến thiết đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nếu như năm 2017 là 34 địa phương, thì đến năm 2018 còn 22 địa phương và dự kiến năm 2019 còn 15 địa phương.

Tuy nhiên, việc dự báo nguồn thu ở địa phương cũng có nhiều khó khăn, như khi xây dựng dự toán, đánh giá trong năm tới năng lực sản xuất của địa phương sẽ tăng lên do 1 hoặc 2, hoặc 3 dự án mới đi vào hoạt động, nhưng thực tế chậm tiến độ dẫn đến giảm thu trong năm. Hay một số địa phương có thủy điện vừa và nhỏ phụ thuộc nhiều vào thời tiết và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, xét về mặt bền vững của ngân sách, thì thu NSNN ngày càng bền vững hơn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là khoản thu quan trọng, cốt lõi. Dự toán thu nội địa năm 2020 ở mức 83,6% tổng thu NSNN, trong đó thu từ 3 khu vực kinh tế đạt gần 45% tổng thu NSNN và năm 2017 mới đạt 39%, tỷ lệ này đang tăng rất nhanh. Thu tiền sử dụng đất năm 2020 chỉ chiếm 6% và thu quyền khai thác khoáng sản chỉ chiếm 0,3% tổng thu NSNN.

Rà soát, nghiên cứu chính sách thuế theo thông lệ quốc tế

Bên cạnh câu chuyện về thu NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã làm rõ thêm một số vấn đề về điều chỉnh chính sách thuế. Cụ thể, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tỷ trọng đóng góp thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm do tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập. Cùng với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cũng đã có những tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại thu NSNN.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các luật thuế. Thu thập kinh nghiệm quốc tế để xây dựng đề án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định.

Dự án luật đã đưa ra các nội dung nhằm giải quyết các bất cập, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, mở rộng cơ sở thuế, như là vấn đề rà soát, sửa đổi tổng thể chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các vướng mắc như một số đại biểu quốc hội phát biểu nêu như dịch chuyển phân bón máy móc, thiết bị chuyên dùng nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng...

Các luật thuế nêu trên là các luật rất quan trọng có tác động lớn tới nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Việc nghiên cứu, sửa đổi, cần có sự đánh giá thấu đáo, phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, do vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục rà soát đánh giá tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để báo cáo với Chính phủ, Quốc hội trong thời gian tới.

"Các nội dung trên, Bộ Tài chính cũng đã tham mưu để đưa vào báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế- xã hội để định hướng cho giai đoạn tiếp theo 2021-2025”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Liên quan tới công tác chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: 10 tháng đầu năm nay, toàn ngành Tài chính đã thực hiện hơn 73,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó, kiến nghị xử lý tài chính hơn 48,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu nộp vào NSNN 14,8 nghìn tỷ đồng, kiến nghị tài chính khác là 33 nghìn tỷ đồng, riêng số giảm lỗ là 29,9 nghìn tỷ đồng, số thực nộp vào NSNN là 10,3 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã và đang đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân.

Trong tổng số tiền nợ thuế do ngành thuế quản lý tính đến hết tháng 10/2019 thì nợ có khả năng thu chiếm 52,2%, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2018; nợ không có khả năng thu hồi chiếm 47,8% và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ đọng có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm. Nếu năm 2015 là 7,7% thì đến cuối tháng 10/2019 còn 3,65%.

Liên quan đến quyết định chuyển tỉnh lộ thành quốc lộ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, giai đoạn 2013-2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành 67 quyết định tại 42 tỉnh, chuyển 4.821,6 km đường tỉnh lộ thành quốc lộ và chiếm gần 20% chiều dài của cả nước.

Trong đó, giai đoạn 2013-2017 có 64 quyết định, Bộ Giao thông vận tải không thực hiện thủ tục điều chuyển tài sản theo Nghị định số 10/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Tài chính đã có 14 văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải thực hiện điều chuyển tài sản theo quy định. Ngày 23/4/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2019, do chưa rõ tiêu chí, thẩm quyền điều chỉnh tỉnh lộ thành quốc lộ, sau khi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

“Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành 42 quyết định điều chuyển tài sản từ tỉnh lộ thành quốc lộ từ các địa phương về Bộ Giao thông vận tải quản lý. Như vậy, trong thời gian rất ngắn, 1 tuần chúng tôi đã làm xong thủ tục”, người đứng đầu ngành tài chính nói.

Về kinh phí bảo trì các tuyến đường này, Bộ Tài chính thống nhất với báo cáo của Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng đó là dùng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương để bảo trì, bảo dưỡng.

Thế giới xì gà luôn cung cấp các sản phẩm xì gà chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam. Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ Thế giới xì gà trong nhiều năm qua.

Theo Báo Mới

Chia sẻ:
Tin liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: 0789 87 3333
Chat zalo